Không chỉ riêng trong Marketing mà trong tất cả mọi lĩnh vực, việc nắm rõ và hiểu biết các thuật ngữ giúp bạn nâng tầm giá trị của bản thân khi giao tiếp với đối tác. Các thuật ngữ trong Marketing được ví như ngôn ngữ riêng của ngành. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về các thuật ngữ trong Marketing, đừng bỏ lỡ bài viết sau!
Trong nền kinh tế 4.0 ngày một phát triển như hiện nay, Marketing đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Marketing giữ vai trò thiết lập các mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp. Nhờ có Marketing, khách hàng có cơ hội được tiếp cận và trải nghiệm sản phẩm gần gũi hơn.
Có thể nói, Marketing là một lĩnh vực khá hot trong đời sống ngày nay. Bên cạnh việc tìm hiểu. đáp ứng và chăm sóc nhu cầu của khách hàng; Marketing còn có vai trò quan trọng trong việc xây dwungj hình ảnh thương hiệu, là yếu tố quan trọng quyết định lợi nhuận và doanh thu, ảnh hưởng lớn đến thành công của doanh nghiệp. Chính vì thế, Marketing cũng là một ngành học được nhiều bạn trẻ yêu thích. Việc tìm hiểu và nắm rõ các thuật ngữ trong Marketing là một lợi thế giúp các bạn trẻ hiểu sâu hơn về lĩnh vực này.
Thuật ngữ Marketing được hiểu một cách đơn giản là những từ biểu thị một khái niệm khoa học trong lĩnh vực Marketing. Mỗi một thuật ngữ trong Marketing chỉ biểu tượng cho một khái niệm và ngược lại. Các thuật ngữ trong Marketing mang tính quốc tế và được sử dụng trên toàn cầu, không bị thay đổi ở những ngôn ngữ khác nhau.
Digital Marketing hiểu theo nghĩa Tiếng Việt là “tiếp thị kỹ thuật số”. Digital Marketing là một thuật ngữ trong Marketing cơ bản, định nghĩa về mọi hình thức tiếp thị truyền thông thông qua các thiết bị kỹ thuật số. Nhờ đó, sản phẩm được tiếp cận gần gũi hơn với khách hàng và mang tính thuyết phục cao khi người tiêu dùng đặt mua sản phẩm được tiếp thị.
Định vị thương hiệu - Brand Positioning là thuật ngữ trong Marketing nói về những phương pháp hiện thực khiến thương hiệu của bạn có một chỗ đứng nhất định trên thị trường. Brand Positioning giúp sản phẩm và thương hiệu thật sự nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh. Đây được đánh giá là một trong những cách kết nối thương hiệu đến khách hàng mang hiệu quả cao.
Brand Awareness được hiểu là việc nhận diện thương hiệu. Thuật ngữ Marketing này chỉ những yếu tố đặc biệt giúp khách hàng ấn tượng và nhớ đến thương hiệu của bạn. Việc nhận diện thương hiệu bao gồm những giai đoạn sau:
Bên cạnh đó, khách hàng cũng có thể nhận diện thương hiệu bằng cách trải nghiệm để biết chất lượng và mức độ đáp ứng nhu cầu của sản phẩm đó.
Demand Generation là một trong những thuật ngữ Marketing biểu thị việc tạp nhu cầu cho khách hàng. Trong Marketing, việc tạo nhu cầu được đánh giá là cách thức hiệu quả khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm/ dịch vụ. Để có thể tạo nhu cầu cho khách hàng, Marketer phải thu thập và phân tích dữ liệu từ các chiến dịch để tạo ra sự quan tâm của khách hàng đối với dịch vụ.
Flywheel là một thuật ngữ trong Marketing được giới thiệu lần đầu vào năm 2018. Đây là thuật ngữ để thực hiện kế hoạch tiếp thị B2B- chiến dịch quảng bá bán sản phẩm từ doanh nghiệp, tổ chức này đến doanh nghiệp, tổ chức khác. Lấy khách hàng làm trọng tâm, mô hình Flywheel giúp tăng cơ hội bán hàng thông qua việc xây dựng mối quan hệ và sự cam kết dịch vụ với người tiêu dùng sản phẩm..
Buyer Persona được hiểu là chân dung khách hàng. Chân dung khách hàng chính là những đặc điểm được Marketer dự đoán sẽ hội tụ ở khách hàng lý tưởng. Chân dung khách hàng bao gồm những yếu tố như: tâm lý, hành vi, nhân khẩu học,..
Sales Enablement là thuật ngữ chỉ đội ngũ hỗ trợ khách hàng. Đây là một nhân tố không thể thiếu trong các chiến dịch Marketing. Để có thể hỗ trợ tốt cho khách hàng, Sales Enablement phải trải qua các đợt huấn luyện và học cách sử dụng thành thạo những công cụ để có thể đạt hiệu quả cao trong bán hàng. Bên cạnh đó, đội ngũ hỗ trợ khách hàng cần rèn luyện các kỹ năng như tư vấn, xử lý tình huống,...
Account-based Marketing là cách tiếp thị tập trung mới vào việc nghiên cứu hồ sơ khách hàng. Đây là cách tiếp thị mang tính sáng tạo khi thu hút khách hàng đến với thương hiệu qua nhiều cách khác nhau. Dựa vào hồ sơ khách hàng lý tưởng, ABM sẽ tìm ra cách tốt nhất để tương tác với khách hàng mục tiêu, tăng hiệu quả bán hàng.
Blog là tài sản truyền thông thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp công ty sẽ sử dụng blog để xuất bản và cung cấp các nội dung thu hút khách hàng mục tiêu của họ.
Customer Acquisition Cost là chi phí sở hữu khách hàng. Cụ thể hơn, đây chính là chi phí doanh nghiệp bỏ ra để có thể chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng mua hàng.
Cost Per Lead là số tiền doanh nghiệp bỏ ra để sở hữu một khách hàng tiềm năng. Đây là chi phí xuất hiện ở các ứng dụng quảng cáo có trả phí. Nếu quảng cáo đó giúp cho doanh nghiệp kiếm được càng nhiều khách hàng tiềm năng thì chi phí đó càng tăng.
Key Performance Indicator hay còn gọi là KPIs. Đây là các số liệu mà doanh nghiệp dùng để đánh giá hiệu suất công việc trong một chiến lược cụ thể.
Net Promoter Score là thuật ngữ trong Marketing biểu thị chỉ số xác định khả năng mà người dùng sản phẩm sẽ giới thiệu sản phẩm họ từng sử dụng đến những người khác. Thang điểm hài lòng sẽ thể hiện mức độ trung thành của khách hàng đối với sản phẩm, và được chia thành 3 nhóm đối tượng sau:
Growth Marketing thể hiện quá trình thiết kế, tiến hành, thử nghiệm để các doanh nghiệp có thể cải thiện và tối ưu hóa sản phẩm. Các doanh nghiệp hiện nay đang áp dụng tiếp thị tăng trưởng qua mô hình 3A3R.
Thuật ngữ 3A3R được hiểu như sau:
3A= Awareness (Nhận thức), Acquisition (Chuyển đổi), Activation (Kích hoạt) 3R= Revenue (Doanh thu), Retention (Duy trì), Referral (Giới thiệu).
Customer Relationship Management (CRM) là hệ thống quản lý của một công ty đang cộng tác với các khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. CRM được thực hiện qua việc sử dụng công nghệ để tổ chức, tự động hóa và tích hợp nhiều cuộc gọi, email bán hàng.
Content Management System (CMS) là phần mềm quản lý nội dung của website hoặc blog do chính website hoặc blog đó gây dựng.
Marketing Automation là công nghệ phần mềm và nền tảng được thiết kế riêng cho những nhà tiếp thị. Đây là công cụ giúp các nhà tiếp thị có thể quản lý và tiếp cận khách hàng qua hình thức trực tuyến hiệu quả, cũng như giúp họ tự động hóa những hoạt động thường xuyên lặp lại.
Search Engine Optimization (SEO) là thuật ngữ thường gặp trong Marketing. SEO giúp tối ưu hóa nội dung qua việc hiển thị nội dung đó trên trang web với kết quả tìm kiếm miễn phí.
Customer Marketing là thuật ngữ trong Marketing nói về việc tiếp thị khách hàng. Đây là quá trình thực thi chiến lược Marketing nhằm nâng cao và cải thiện chất lượng sản phẩm. Hoạt động tiếp thị khách hàng chú trọng đến cơ hội biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng thật sự.
Đây là một thuật ngữ trong Marketing đánh giá sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Thành công của khách hàng là cách để đánh giá doanh nghiệp có mang lại những giá trị tốt, giúp khách hàng giải quyết được nhu cầu của họ. Đây cũng là cách bạn biến khách hàng thành khách hàng tiềm năng của mình.
Trên đây là tổng hợp các thuật ngữ trong Marketing cơ bản và thông dụng nhất. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những thuật ngữ trong Marketing và có một nền tảng vững chắc để bạn có thể thử sức với lĩnh vực này trong tương lai.