Không thể phủ nhận tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống để giúp bạn thành công hơn. Để có được điều này bạn cần trang bị cho mình kỹ năng nói trong giao tiếp hoàn hảo. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để nâng cao kỹ năng bản thân nhé!
Để sở hữu một kỹ năng giao tiếp hoàn hảo bạn cần trang bị cho mình nhuần nhuyễn những lời nói, cử chỉ, hành động và kỹ năng lắng nghe. Trong các kỹ năng trên kỹ năng nói đóng vai trò quan trọng nhất. Những câu từ, giọng điệu, nội dung trò chuyện, cách ngắt nghỉ,... đều là những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc giao tiếp.
Trong mỗi cuộc đối thoại bạn cần phải chú ý xem đối tượng là ai, bối cảnh như thế nào, chủ đề trò chuyện là gì để biến hoá sao cho phù hợp. Trong bất kỳ cuộc hội thoại nào bạn đều cần phải phối hợp nhịp nhàng và hài hoà thêm nhiều kỹ năng nữa để đạt hiệu quả cao. Chứ không thể đứng yên nói và không kết hợp thêm kỹ năng nào hay điều chỉnh giọng nói, thái độ sao cho phù hợp. Như vậy bạn sẽ bị đánh điểm xấu trong mắt người đối diện đấy nhé!
Tổng kết lại, kỹ năng nói sẽ giúp cho bạn:
- Đảm bảo truyền tải đúng nội dung đến người nghe mà không bị nhầm lẫn, gây căng thẳng và mất điểm trong mắt người đối thoại
- Rèn luyện kỹ năng thuyết phục đối phương hiệu quả nhất
- Giúp bản thân tự tin hơn trong mắt mọi người
- Xây dựng được các mối quan hệ tốt đẹp
- Học hỏi được nhiều hơn qua các cuộc đối thoại nhờ sự chia sẻ nhiệt tình từ đối phương
- Luôn hấp dẫn đối tượng nghe và xây dựng được hình ảnh đẹp về bản thân khiến đối phương luôn luôn muốn nói chuyện và tìm đến bạn tâm sự
- Nội dung cuộc hội thoại luôn ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ thông điệp và lịch sự
Trong kỹ năng giao tiếp ngôn từ chiếm phần quan trọng nhất. Việc lựa chọn ngôn từ phù hợp, khéo léo sẽ giúp bạn dễ dàng truyền đạt hơn cho người nghe và tìm kiếm sự đồng cảm.
Bạn có thể lựa chọn việc đa dạng và phong phú từ ngữ trong cách truyền đạt. Tuy nhiên cần cân nhắc kỹ lưỡng cách sử dụng ngôn từ này. Bởi vẫn sẽ có trường hợp ngoại lệ xảy ra khiến người nghe gặp khó khăn trong việc giao tiếp, hiểu nhầm thông tin bạn muốn truyền tải. Trong trường hợp này bạn cần phải xem xét lại cách sử dụng ngôn từ cho phù hợp hoàn cảnh. Cần xác định đối tượng giao tiếp là ai và lựa chọn giọng điệu, ngôn từ và cách xưng hô phù hợp.
Tuyệt đối không được dùng những từ ngữ thô tục, tiếng lóng hay những từ ngữ tối nghĩa, khó hiểu. Tránh sử dụng những từ sau như:
- Không sử dụng các từ như “à” “ừ” “ok”
- Tránh luyến từ, nói quá nhanh, nói tắt hay nói quá to (nhỏ)
- Nói dài không ngừng
- Nói liên tục nhiều thông tin
- Không sử dụng tông ngang sẽ khiến cuộc nói chuyện nhàm chán, nhạt nhoà và khiến đối phương mất hứng thú. Nên tạo giọng điểm cho câu nói. Nhấn mạnh từ quan trọng khi cần thiết.
Để thành công trong giao tiếp bạn đừng quên kết hợp kỹ năng nói trong giao tiếp với việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể. Việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa hành động (ánh mắt, cử chỉ,...) sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng với người nghe.
Việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ cơ thể và kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bạn tự tin truyền tải thông tin trong cuộc đối thoại giữa hai người. Ngoài ra còn giúp đối phương cảm thấy dễ chịu, gần gũi trong cuộc hội thoại
Để giúp cho cuộc đối thoại được diễn ra suôn sẻ, cuốn hút người đối diện bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Tuyệt đối không nhìn chằm chằm vào mắt đối phương
- Đừng làm phân tâm người đối diện bằng hành động đảo mắt, nhắm mắt liên tục,... Như vậy sẽ khiến người đối diện khó chịu và nghi ngờ về lời nói của bạn. Có thể bạn đang nói dối hoặc đang lo sợ vấn đề gì đó.
- Đừng đảo mắt nhìn các bộ phận khác trên người đối diện như nhìn vào ngực, vào chân,...
- Luôn tươi cười, khuôn mặt tươi tỉnh, tránh biểu lộ các cảm xúc khác như đau buồn, tức giận, mệt mỏi.
Trong các kỹ năng nói trong giao tiếp không chỉ có nói hoặc chỉ chủ động giao tiếp từ một phía bạn. Bạn cần phải học hỏi lắng nghe để thấu hiểu đối phương trong cuộc trò chuyện này. Việc lắng nghe sẽ giúp bạn biết đối phương đang nghĩ gì, có hiểu những gì bạn đang nói không và tìm sự đồng điệu trong cuộc hội thoại
Nên tránh những điều sau:
- Nên để tâm vào cuộc trò chuyện. Khi đối phương nói chuyện hãy tập trung lắng nghe và bày tỏ thái độ hứng thú với cuộc hội thoại này
- Thấu hiểu đối phương bằng việc đặt mình vào vị trí của họ
- Tuyệt đối không được chen ngang khi đối phương đang nói
- Nên sử dụng những từ ngữ phù hợp như dạ, vâng,... hoặc mỉm cười gật đầu để phát tín hiệu cho đối phương biết mình vẫn đang lắng nghe câu chuyện
Việc đặt câu hỏi sẽ giúp cho bạn tương tác với đối phương rất tốt. Điều này cũng giúp bạn dễ dàng tạo được chủ đề mới cho cuộc nói chuyện, giúp đối phương cảm thấy bạn đang quan tâm tới họ và chuyện họ đang kể. Và tất nhiên bạn cũng sẽ thu nhập được thêm nhiều thông tin mới.
Đối với việc đặt câu hỏi trong cuộc hội thoại bạn cần lưu ý những điều sau:
- Không được hỏi với thái độ hời hợt, hỏi cho có
- Cố tình tìm điểm yếu, lỗi sai của đối phương để công kích, đe doạ
- Hỏi đối phương câu hỏi quá dài, không rõ nội dung
- Hỏi xong lại không lắng nghe câu trả lời từ phía đối phương
- Đặt những câu hỏi tối nghĩa, không phù hợp với hoàn cảnh
Bạn nên biết cuộc hội thoại nào cũng có điểm dừng. Bạn cần phải biết dừng lại đúng lúc. Đừng để cuộc hội thoại kéo dài miên man không hồi kết khiến cho cả 2 bên cảm thấy nhàm chán. Và cũng đừng nhanh chóng kết thúc cuộc hội thoại khiến đối phương cảm giác không được tôn trọng. Nếu cuộc hội thoại đang diễn ra tốt đẹp nhưng vì lý do cá nhân bạn không thể tiếp tục, hãy rút lui một cách lịch sự.
Ngoài 5 kỹ năng nói trong giao tiếp trên để giúp bạn hoàn thiện bản thân hơn thì đừng quên trang bị thêm cho mình kiến thức từ việc học hỏi thêm từ nhiều nguồn kiến thức nữa. Những cuốn sách về kỹ năng giao tiếp luôn là những “mỏ vàng” để bạn khai thác và học hỏi. Hoặc bạn có thể tham gia các buổi đào tạo từ các chuyên gia, diễn giả để học hỏi họ từ cách truyền tải thông điệp, sử dụng cử chỉ ngôn ngữ cơ thể để truyền tải thông điệp. Và tất nhiên trong cuộc sống sẽ có những tấm gương sống để bạn học hỏi, bạn sẽ gặp họ trong công việc, cuộc sống hay trong gia đình. Hãy làm quen hoặc “học lỏm” kỹ năng giao tiếp từ họ. Và nhớ áp dụng thực tế để mang lại hiệu quả tốt nhất nhé!
Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi về các kỹ năng nói trong giao tiếp đã giúp bạn rút ra được nhiều bài học và kinh nghiệm để phát triển bản thân trong cuộc sống và công việc. Đừng quên trang bị thêm cho mình những kỹ năng mềm để ngày càng hoàn thiện bản thân hơn nhé!