Tính cách thương hiệu và những điều có thể bạn chưa biết

February 26, 2022

Bất kỳ doanh nghiệp hoặc cơ sở kinh doanh nào đều phải xây dựng cho mình một thương hiệu cá nhân riêng. Để cạnh tranh và định vị được chỗ đứng của mình trong thị trường. Tuy nhiên để nổi bật so với các đối thủ thì bạn cần phải có tính cách thương hiệu riêng. Vậy tính cách thương hiệu là gì? Hãy cùng khám phá trong bài viết sau đây nhé!

Tính cách thương hiệu là gì?

Tính cách thương hiệu (personal branding) được hiểu đơn giản là những đặc điểm riêng mà thương hiệu đó mới có. Sau một quá trình ra mắt và gắn bó với khách hàng, tính cách thương hiệu sẽ sở hữu những tính từ riêng, như: chân thành, thân thiện, năng động, uy tín,... Tính cách thương hiệu là yếu tố quan trọng tạo nên sức hút của thương hiệu trên thị trường. Đó là cách để thương hiệu có thể cạnh tranh và phát triển, khẳng định năng lực riêng cũng như đóng góp những giá trị có ích cho xã hội.

Khi một thương hiệu thành công trong việc khiến khách hàng đánh giá những đặc tính của thương hiệu đó như tính cách một con người, thương hiệu đó đã thật sự kết nối với khách hàng về mặt cảm xúc. Đây là điều vô cùng quan trọng bởi cảm xúc luôn là yếu tố hàng đầu thôi thúc người tiêu dùng có nên mua sản phẩm đó hay không. Trên thực tế, có rất nhiều thương hiệu thành công nhờ việc xây dựng được tính cách riêng, bởi nó thể hiện được những đặc điểm độc đáo mà chỉ riêng thương hiệu đó mới có. Đối với một doanh nghiệp, việc xây dựng tính cách thương hiệu là một trong những bước đi quan trọng của chiến lược thương hiệu. Một doanh nghiệp sở hữu tính cách thương hiệu rõ ràng là “thành trì” bảo vệ doanh nghiệp đó trước những yếu tố tác động ngoại cảnh: dịch bệnh, khủng hoảng tài chính, tin đồn vô căn cứ,...

Các yếu tố tạo nên tính cách thương hiệu

Tính cách thương hiệu là những nét riêng của thương hiệu, là những yếu tố mà khách hàng có thể cảm nhận được. Thế nhưng, khách hàng lại không thể có quyền tác động vào đó. Chính vì thế, để khách hàng có thể cảm nhận được tính cách thương hiệu riêng, doanh nghiệp cần thể hiện những điều đó thông qua các dấu hiệu nhận diện như: slogan, logo, sản phẩm.

Trong các hoạt động truyền thông, tính cách thương hiệu được ví như kim chỉ nam đem đến định hướng rõ ràng, giúp các chiến lược truyền thông đạt hiệu quả cao trong thời đại thị trường ngày một cạnh tranh như hiện nay.  

Để xây dựng được tính cách thương hiệu, các doanh nghiệp cần quan tâm đến 3 yếu tố chính như sau:

Nhận diện thương hiệu

Nhận diện thương hiệu (Visual Identity) được hiểu là những điều mà doanh nghiệp, công ty muốn truyền tải đến khách hàng thông qua bộ nhận diện. Một bộ nhận diện thương hiệu bao gồm: logo, poster, banner, phông chữ, màu sắc, phong cách thiết kế,...

Bộ nhận diện thương hiệu là yếu tố quan trọng của tính cách thương hiệu, giúp thu hút khách hàng và duy trì nguồn khách hàng tiềm năng, thúc đẩy việc gia tăng lợi nhuận và giá trị của doanh nghiệp.

Tiếng nói thương hiệu

Tiếng nói thương hiệu (Brand Voice) là cách thương hiệu lựa chọn ngôn ngữ phù hợp để truyền tải đến khách hàng. Một thương hiệu có tiếng nói riêng đồng nhất và rõ ràng sẽ khiến thương hiệu đó trở nên khác biệt và tạo cho mình một chỗ đứng riêng trên thị trường. Chính vì thế, dù một thương hiệu mới ra đời, bộ phận Marketing vẫn luôn chú trọng vào việc xây dựng tiếng nói thương hiệu riêng - một thành tố vô cùng quan trọng góp phần tạo nên sự thành công và sức bật cho thương hiệu sau này.

Hành động

Hành động (Action) cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc xây dựng nên tính cách thương hiệu. Ngoài việc thiết kế bộ nhận diện, xây dựng tiếng nói riêng, thương hiệu cần phải vận dụng các chiến lược để biến mục tiêu đó thành hành động.

Hành động đề cao sự thực tế của tính cách thương hiệu. Các thương hiệu có thể chú trọng đến những hành động cần thiết như: quảng bá và giới thiệu sản phẩm, tập trung vào chính sách chăm sóc khách hàng, tạo dựng những đóng góp có ý nghĩa đối với xã hội.

Tầm quan trọng của tính cách thương hiệu

Việc xây dựng tính cách thương hiệu vô cùng quan trọng, bởi nó vừa tạo nên những đặc điểm riêng nội tại của thương hiệu, vừa là yếu tố bên ngoài giúp khách hàng nhận ra và lựa chọn thương hiệu đó.

Khẳng định sự khác biệt của thương hiệu

Một trong những vai trò hàng đầu của tính cách thương hiệu là khẳng định sự khác biệt của thương hiệu đó. Giữa thị trường doanh nghiệp đang ngày một cạnh tranh, khách hàng sẽ có hàng nghìn lý do để lựa chọn thương hiệu khác thay vì thương hiệu của bạn. Và để níu giữ niềm tin của khách hàng, thương hiệu cần có sự khác biệt riêng.

Nếu như một thương hiệu không có những tính cách riêng tạo nên sự độc đáo, thương hiệu đó sẽ dần đi vào bế tắc. Sự khác biệt của thương hiệu sẽ in đậm trong tâm trí của khách hàng, ví dụ như khi muốn lựa chọn một sản phẩm dầu gội óng mượt, khách hàng sẽ nghĩ ngay đến Sunsilk. Tính cách thương hiệu với những đặc điểm khác biệt sẽ thôi thúc khách hàng mua sản phẩm và tạo nên sự thân thiện giữa khách hàng và sản phẩm đó.

Viết nên những câu chuyện riêng

Tính cách thương hiệu giúp thương hiệu đó xây dựng nên những câu chuyện riêng. Câu chuyện được ví như cầu nối giữa thương hiệu và khách hàng. Để có thể trở nên thật sự nổi bật trong thị trường ngày nay, doanh nghiệp cần xây dựng câu chuyện thương hiệu riêng với nội dung rõ ràng và thông điệp nhân văn. Đó là những điều có thể chạm đến trái tim khách hàng, khiến khách hàng luôn nhớ đến thương hiệu đó với những ấn tượng riêng.

Xây dựng câu chuyện thương hiệu là xây dựng niềm tin đối với khách hàng.  Câu chuyện thương hiệu nên là câu chuyện của riêng thương hiệu đó được tạo nên một cách chân thực và không bịa đặt. Người xây dựng câu chuyện cho thương hiệu cần biết cách đánh vào cảm xúc của khách hàng ngay từ những con chữ đầu tiên, biết cách kết nối nội dung câu chuyện với khách hàng..

Quy trình xây dựng tính cách thương hiệu


Có rất nhiều cách để xây dựng tính cách thương hiệu trên thị trường ngày nay. Xây dựng tính cách thương hiệu luôn đề cao sự sáng tạo, nhưng bạn nên tìm hiểu những quy trình xây dựng tính cách thương hiệu dưới đây để đảm bảo sự chính xác trước khi tạo nên sự khác biệt.

Bước 1: Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là khâu quan trọng hàng đầu khi xây dựng tính cách thương hiệu. Nghiên cứu thị trường giúp bạn xác định:

– Khách hàng mục tiêu: Bạn cần  hiểu rõ về chân dung khách hàng mục tiêu cũng như insight khách hàng. Việc thấu hiểu những nhu cầu, mong muốn, sở thích,.. của khách hàng sẽ giúp bạn đánh trúng tâm lý để xây dựng một thương hiệu đáp ứng thị hiếu của khách hàng ngày nay.

– Đối thủ: Để có thể cạnh tranh và tạo sự khác biệt, bạn cần hiểu rõ đối thủ đang ở vị trí nào, xác định rõ tính cách thương hiệu nổi bật của họ cũng như biết cách học tập và rút kinh nghiệm từ những thương hiệu đi trước.

– Xu hướng thị trường: Một thương hiệu thành công cần biết cách cập nhật xu hướng nổi bật của thị trường ngày nay. Đó cũng là bước quan trọng giúp bạn hình thành tính cách thương hiệu.  Cập nhập những xu hướng nổi trội nhất hiện nay và dự đoán những xu hướng sắp diễn ra. Khi bạn nắm rõ những xu hướng đó, bạn có thể mô tả được tính cách

Bước 2: Định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu là yếu tố quan trọng nhân hình thành nên sự khác biệt và tính cách thương hiệu. Đây là giai đoạn mà mỗi thương hiệu xây dựng sứ mệnh, bộ nhận diện và xác định được tầm nhìn của riêng mình. Nếu bạn càng sớm định vị được thương hiệu của mình thì bạn sẽ càng sớm xác định được hướng kinh doanh, phát triển doanh nghiệp của mình. Điều này giúp bạn dễ dàng vượt trước đối thủ của mình. Và tất nhiên việc tới gần hơn với khách hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng sẽ dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Bước 3: Brainstorm để tìm những từ ngữ tính cách phù hợp

Những nghiên cứu thị trường và những nghiên cứu nội bộ hoàn toàn có thể giúp bạn tìm ra và chọn lựa những tính từ hay, phù hợp với thương hiệu của mình.

Bước 4: Tiêu chuẩn hóa tính cách.

Để có thể tiêu chuẩn hóa tính cách, bạn cần chú ý đến những yếu tố sau:

–  Sự phù hợp: Tính cách thương hiệu trước tiên phải phù hợp với những đặc điểm của thương hiệu đó

–Sự độc đáo: Tính cách thương hiệu thể hiện đặc điểm riêng, nên cần chú trọng sự khác biệt và độc nhất. Sự khác biệt thể hiện tinh thần sáng tạo và khả năng cạnh tranh cao trên thị trường

–  Khả năng biểu đạt: Tính cách thương hiệu không cần quá cầu kỳ. Đó hoàn toàn có thể là những từ ngữ đơn giản, dễ nhớ nhưng có tính biểu đạt cao. Tính biểu đạt cao giúp khách hàng ấn tượng với thương hiệu, thúc đẩy cảm xúc của khách hàng khi mua sản phẩm.

Bước 5: Phối hợp tính cách

Trên thực tế, tính cách thương hiệu thường có hai hoặc ba nét tính cách khác nhau để bổ trợ cho nhau. Sự phối hợp hài hòa giữa các nét tính cách sẽ tạo nên một thương hiệu độc nhất với tính cách thương hiệu thật sự nổi bật và khác biệt. Việc phối hợp tính cách cũng giúp cho thương hiệu của bạn được đa dạng và thu hút khách hàng hơn so với các đối thủ cùng cạnh tranh.

Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi đã giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn về tính cách thương hiệu là gì? Những khái niệm và thông tin vừa rồi chắc chắn sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn tìm được chỗ đứng của mình và nổi bật giữa các đối thủ khác. Chúc bạn thành công



Grow your business.
Today is the day to build the business of your dreams. Share your mission with the world — and blow your customers away.
Start Now