Nguyên nhân giao tiếp kém hiệu quả

February 21, 2019

Hiện nay, rất nhiều người mắc phải tình trạng giao tiếp kém, giao tiếp kém ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống cũng như công việc của bạn. Không phải ai sinh ra cũng có được kỹ năng giao tiếp giỏi, mà cần có thời gian trau dồi kiến thức. Cùng Unica tìm hiểu các nguyên nhân giao tiếp kém hiệu quả trong bài viết dưới đây. 

Các nguyên nhân giao tiếp kém hiệu quả

Giao tiếp tốt chính là một nghệ thuật giao tiếp, một người giao tiếp tốt họ rất tự tin trong mọi tình huống và biết cách giải quyết vấn đề một cách dễ dàng. Nhưng có rất nhiều người lại không làm được điều đó, nguyên nhân dẫn tới tình trạng giao tiếp kém hiệu quả có thể kể đến như: thiếu kiến thức, tự ti, tư duy cá nhân, không biết lắng nghe, ngại thay đổi, sợ thất bại…

Thiếu kiến thức 

Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng giao tiếp kém hiệu quả chính là thiếu kiến thức và hiệu biết. Thông thường những người thiếu kiến thức và thiếu hiểu biết họ họ thường không biết nói gì với người đối diện. 

Trên thực tế những người những người hoạt ngôn chưa chắc đã có kiến thức chuyên sâu nhưng họ lại có sự hiểu biết rộng. Như vậy khi có khối lượng kiến thức lớn thì trong quá trình giao tiếp họ sẽ biết cách làm chủ cuộc chuyện. 

Vì vậy để có được kiến thức giao tiếp tốt bạn cần phải thường xuyên cải thiện cũng như trau dồi kiến thức cho bản thân mình. Hiểu biết rộng giúp bạn có được nhiều mối quan hệ cũng như khả năng cải thiện khả năng giao tiếp của mình.

Tự ti khi giao tiếp

Trên thực tế có rất nhiều người bị tự ti trong giao tiếp, họ tư ti về bản thân, hoàn cảnh gia đình, sự nghiệp… nên họ thu hẹp mình trong quá trình giao tiếp. 

Bạn cần hiểu rằng dù bản thân mình có những đặc điểm không được như mong muốn nhưng bạn cũng có những ưu điểm riêng của mình. Bạn nên biết cách thu hút người khác bằng những câu chuyện mà mình đang kể. 

>> Xem thêm: Các loại hình giao tiếp phổ biến hiện nay

Thói quen đổ lỗi và phán xét

Đây là một thói quen xấu và trong giao tiếp cũng vậy, đổ lỗi sẽ giết chết mọi cuộc giao tiếp. Đổi lỗi giết chết mọi cuộc giao tiếp của bạn. Bạn đổ lỗi cho người đối diện, có 2 loại đổ lỗi, âm thầm đổ lỗi và trực tiếp đổ lỗi. 

Vậy nên trong quá trình giao tiếp và giải quyết tình huống trong giao tiếp bạn cần xem xét tình huống cũng như đúng sai của sự việc và đưa ra cách giải quyết tốt nhất. 

Trò chuyện không tương tác

Đây cũng là một trong những hành vi khiến cho cuộc trò chuyện đi vào ngõ cụt, tình trạng này rất nhiều gặp phải. Điều bạn cần làm cố gắng nói những gì mình muốn nói và hỏi những gì mình muốn hỏi. 

Bạn cần tạo sự tương tác qua lại với đối phương trong quá trình giao tiếp, những câu hỏi mở sẽ giúp cho cuộc giao tiếp của bạn kéo dài hơn và giúp đối phương của bạn sẽ mở lòng hơn trong cuộc giao tiếp

Không lắng nghe

Lắng nghe giúp bạn có được nhiều thông tin từ đối phương và thể hiện bạn đang tôn trọng họ. Điều này không phải ai cũng làm được, rất ít người có đủ kiên nhẫn để lắng nghe người nói. Lắng nghe cùng đi kèm với hành động tán thưởng, có những ngôn ngữ cơ thể như ánh mắt chăm chú, những cái gật đầu giúp cho đối phương cảm thấy tự tin và thể hiện bạn đang quan tâm đến họ. 

Tín hiệu truyền kém

Trong quá trình giao tiếp bạn cần quan tâm tới giọng điệu cũng như cách thể hiện của mình. Tùy vào từng đối tượng và hoàn cảnh mà bạn điều chỉnh tốc độ giọng nói sao cho đối tượng giao tiếp hiểu được những gì mình đang nói. 

Trên đây là những nguyên nhân giao tiếp kém hiệu quả mà Unica đã liệt kê phần trên, hi vọng những thông tin trên mang đến nhiều hữu ích cho bạn đọc.

>> Xem thêm: Biểu hiện - nguyên nhân - cách khắc phục chứng ngại giao tiếp xã hội

Grow your business.
Today is the day to build the business of your dreams. Share your mission with the world — and blow your customers away.
Start Now